TIN TỨC

01/11/2024

Sáng ngày 31/10/2024, tại Tòa nhà PECC2 Innovation Hub, Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2 (PECC2) và Trung tâm Trí tuệ Môi trường – Trường Đại học VinUni (CEI) đã tiến hành ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU) với mong muốn vận dụng ưu thế của hai bên về kiến thức, chuyên môn, mạng lưới nghề nghiệp để đem lại lợi ích chung trong các hoạt động tiềm năng phù hợp. Trong lễ ký MOU, hai bên cũng đã có các thảo luận nhằm đưa ra kế hoạch sơ bộ để tiến tới các hợp tác cụ thể giữa PECC2 và CEI cũng như VinUni.

08/11/2024

Ngày 08/11/2024, lễ trao thầu dự án điện mặt trời áp mái có công suất 2,46MWp đã diễn ra tại PECC2 Innovation Hub. Dự án do Công ty Solarvest (Malaysia) và Chi nhánh Cơ điện PECC2 (PEME) cùng phát triển, xây dựng và lắp đặt. Đây là dự án đầu tiên đánh dấu sự hợp tác giữa PEME và Solarvest.

13/11/2024
Bạn có biết, những vết bẩn lâu ngày do các yếu tố môi trường như bụi, rong rêu, phấn hoa hay thậm chí những vết bẩn nhỏ như địa y hay chất thải của chim có thể làm giảm đáng kể hiệu suất của nhà máy và lợi nhuận của chủ đầu tư.
18/12/2023

Tối ngày 15/12 vừa qua, tại Lễ trao giải cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2023 do Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE), Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) cùng Báo Đầu tư Chứng khoán tổ chức , PECC2 vinh dự là doanh nghiệp duy nhất đạt giải thưởng "Doanh nghiệp có sự tiến bộ vượt trội".

27/04/2020
Nếu Covid-19 chất vấn cả thế giới về những trật tự cũ, thôi thúc đổi thay ở mọi cấp độ xã hội, thì các doanh nghiệp chính là những “tế bào” nhạy cảm nhất. Còn thời điểm nào đúng lúc hơn để khởi động cảm hứng đổi mới, bắt đầu từ câu chuyện văn hoá doanh nghiệp? Bản tin PECC2 đã phỏng vấn “nóng” Ông Nguyễn Chơn Hùng – Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc PECC2, để bạn đọc hiểu thêm tâm huyết từ Ban lãnh đạo, với khao khát cùng con tàu PECC2 trở thành doanh nghiệp nằm trong 100 doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam, đạt doanh thu khoảng 10.000 tỷ trong 10 năm tới.
26/04/2020
Hai tuần giãn cách xã hội đã trôi qua, tôi nhận được “giấy chứng nhận đầu bếp giỏi” do ba vợ tôi cấp. Nhà tôi đã ngăn nắp, thời gian biểu của tôi đã được thiết lập, công việc của tôi vẫn được hoàn thành và tôi còn đang tự tìm hiểu thêm về nhà máy điện sinh khối.
26/04/2020
Năng lượng tái tạo đang là xu hướng phát triển chung của thế giới lẫn Việt Nam. Loại năng lượng này tuy vô hạn, có lợi cho môi trường nhưng không có khả năng phát điện liên tục, khó điều khiển công suất phát và phụ thuộc vào thời tiết. Sự bùng nổ các dự án năng lượng tái tạo trong các năm gần đây càng làm gia tăng sức ép cho công tác vận hành, điều độ lưới điện. Ở Việt Nam, tỉ lệ các nguồn năng lượng tái tạo trong tổng cung năng lượng sơ cấp đạt 15 – 20% vào năm 2030 và 25 – 30% vào năm 2045 [1]. Để hệ thống vận hành bình thường và ổn định, tận dụng tối đa công suất phát của các nguồn năng lượng tái tạo, bài toán tích trữ điện năng của hệ thống điện Việt Nam cần có lời giải. _x000D_
_x000D_ Các giải pháp cho bài toán tích trữ điện năng có thể là gì? Đã có startup nào trên thế giới dấn thân vào lĩnh vực gian nan này?
26/04/2020
Các công nghệ đột phá của cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) đang tạo ra những chuyển biến có tính cách mạng trên phạm vi toàn cầu, làm thay đổi và định hình lại nhiều giá trị của thế giới mà chúng ta đang sống, có tác động sâu sắc đến mọi nền kinh tế và mọi ngành nghề. Trước những chuyển biến nhanh chóng và bao trùm rộng khắp đó, các doanh nghiệp đối mặt với hai lựa chọn: Chuyển đổi số để tồn tại và phát triển cùng dòng chảy CMCN 4.0 hay chấp nhận thoái trào? Lựa chọn nào của PECC2?
25/04/2020
“Bạn muốn là ai trong 3 năm tới?” - ta có thể dễ dàng bắt gặp cụm từ này trong hồ sơ xin học bổng của một sinh viên hay trong buổi phỏng vấn với nhà tuyển dụng. Còn với chúng ta, liệu có thể dành 5 -10 năm hay nửa cuộc đời với một công việc 8 tiếng mỗi ngày, không khao khát, không nỗ lực thay đổi mà vẫn ổn, trong khi tất cả đều tiến lên? Mọi thứ có thể bắt đầu từ một bản kế hoạch phát triển cá nhân.
25/04/2020
“Đèn xanh” đã bật cho năng lượng tái tạo tại Việt Nam từ cấp độ chủ trương Chính phủ, nhưng làm ra điện là một vấn đề, giải toả công suất điện thế nào lại là một thách thức khác. Một lượng công suất khổng lồ đưa vào vận hành ồ ạt trong thời gian ngắn và tập trung chủ yếu tại một số khu vực đã gây quá tải trầm trọng lưới điện truyền tải, buộc đơn vị điều độ phải “cắt giảm công suất phát vì an toàn hệ thống điện”. Vậy khúc mắc cụ thể của Việt Nam là gì? Đâu là giải pháp tháo gỡ?